JDBC là gì?Tổng hợp tất tần tật thông tin về API JDBC
Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin, dữ liệu giữ một vai trò then chốt trong việc vận hành, hoạt động và phát triển của mọi lĩnh vực. Để có thể khai thác và quản lý kho dữ liệu hiệu quả, các ngôn ngữ lập trình hiện đại như JAVA cần được trang bị khả năng tương tác linh hoạt với hệ quản trị cơ sở dữ liệu và JDBC chính là cầu nối hoàn hảo. Vậy JDBC là gì? Cùng Aptech đi tìm hiểu chi tiết về API toàn diện này nhé!
JDBC là gì?
JDBC – tên viết tắt của Java Database Connectivity là một API chuẩn được phát triển bởi Sun Microsystems. Nó được xem là chiếc chìa khóa để các chương trình JAVA kết nối, thao tác và truy xuất dữ liệu từ các RDBMS phổ biến như PostgreSQL, SQL Server,…
Nhờ sự hỗ trợ của JDBC, lập trình viên Java có thể xây dựng các ứng dụng tương tác với cơ sở dữ liệu linh hoạt và hiệu quả hơn mà không cần phục thuộc vào các trình điều khiển cụ thể. Để có thể hiểu rõ hơn về JDBC là gì, chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục khám phá bài viết dưới đây nhé.
Vì sao nên sử dụng JDBC?
Lý do mà lập trình viên nên sử dụng JDBC là gì? Thực tế, JDBC Java Database Connectivity mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích to lớn:
- Cho phép kết nối linh hoạt: JDBC cho phép kết nối với hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, giúp lập trình viên có thể lựa chọn DBMS cho dự án một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính phù hợp cao.
- Thao tác linh hoạt: Java Database Connectivity cung cấp đầy đủ các phương thức để người dùng thực hiện các thao tác Create – Read – Update – Delete. Đồng thời nó cũng hỗ trợ lập trình viên thao tác các truy cập phức tạp với SQL.
- Tính hiệu quả cao: JDBC được tối ưu hóa nhằm mang đến hiệu suất truy cập dữ liệu một cách ổn định và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu xử lý lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn.
- Tính di động: JDBC được giới thiệu là một API chuẩn, hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ hệ điều hành hay nền tảng phần cứng nào. Nhờ đó mà JAVA có thể hoạt động trên nhiều môi trường khác nhau mà không lo bị cản trở.
Cấu trúc của JDBC
Với những lập trình viên đang tìm hiểu về JDBC là gì thì bắt buộc phải nằm lòng cấu trúc của nó. Theo nhà phát hành, kiến trúc của Java Database Connectivity gồm có:
- JDBC API: Cho phép lập trình viên sử dụng JAVA để thực hiện các câu lệnh SPL và sau đó truy cập kết quả.
- DriverManager: Giữ một vai trò quan trọng trong cơ sở cấu trúc của JDBC. Nó được trang bị một số trình điều khiển đặc biệt dành riêng cho hệ dữ liệu để kết nối các dự án với database.
- JDBC Driver: Đây là ngôn ngữ giao tiếp với nguồn dữ liệu. Thông thường sẽ có 4 loại JDBC drivers bao gồm JDBC – ODBC Bridge Driver, Native Drive, Network Protocol Driver, Thin driver.
Những thành phần không thể thiếu trong JDBC
Để JAVA có thể kết nối, thao tác và truy xuất dữ liệu từ các RDBMS thì JDBC không thể thiếu những thành phần sau:
- DriverManager: Là một lớp học được sử dụng để quản lý các Driver.
- Driver: Là interface có trách nhiệm trong việc giải quyết, xử lý các hoạt động giao tiếp giữa ứng dụng doanh nghiệp và database.
- Connection: Là interface chuyên cung cấp các phương thức để lập trình viên thao tác với database.
- Statement: Là interface được sử dụng nhằm thực thi nhanh chóng các câu lệnh SQL lên database.
- ResultSet: Là bảng kết quả được trả về từ cơ sở dữ liệu khi sử dụng các lệnh SQL.
- SQLException: Thành phần này chuyên xử lý các ngoại lệ phát sinh xảy ra trong database.
Hướng dẫn chi tiết các bước kết nối database với Java
Để kết nối database với JDBC SQL server nhanh chóng, lập trình viên cần phải thực hiện theo trình tự các bước:
- Load Driver: Nếu class chưa có sẵn trong JAVA thì người dùng sẽ sử dụng phương thức “Class.forName(“driverName”);”. Trong trường hợp class có sẵn, lập trình sẽ áp dụng phương thức “DriverManager.registerDriver(new DriverName());”.
- Tạo kết nối: Sau khi đã load Driver, tiếp tục tạo connection với câu lệnh “DriverManager.getConnection(connectionURL);”.
- Tạo câu lệnh truy vấn SQL: Sau khi một kết nối giữa JAVA và database đã được thiết lập, người dùng đã có thể tương tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu. Sử dụng các interface CallableStatement, JDBCStatement và PreparedStatement nhằm xác định cách thức thực hiện câu lệnh SQL để nhận cơ sở dữ liệu.
- Thực thi câu lệnh truy vấn SQL: Tùy theo yêu cầu xử lý dữ liệu, lập trình viên sẽ áp dụng các lệnh truy vấn SQL nhằm tìm ra kết quả.
- Đóng kết nối: Sau khi đã thực hiện các câu lệnh truy cập SQL, người dùng sẽ sử dụng phương thức close() để đóng kết nối và giải phóng dữ liệu.
Trên đây là thông tin giới thiệu chi tiết về thuật ngữ JDBC là gì dành cho người dùng tham khảo. Có thể thấy, đây là một công cụ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối JAVA với thế giới dữ liệu quan hệ. Vì vậy, hiểu rõ cấu trúc và cách sử dụng JDBC sẽ giúp lập trình viên có thể phát triển các ứng dụng JAVA một cách chuyên nghiệp.