
9 nguyên nhân doanh nghiệp chọn CEO công nghệ là người gốc Ấn Độ?
Tại sao các doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới đều lựa chọn CEO công nghệ là người gốc Ấn Độ? Đây là 9 nguyên nhân các doanh nghiệp thường lựa chọn.Nguyên nhân đầu tiên: Thái độ chấp nhận sự thay đổi liên tục
Được sinh ra và lớn lên tại đất nước có mật độ dân số khá cao hơn 1 tỷ dân. Với nhiều chủng tộc khác nhau, nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, cơ sở hạ tầng không đồng đều bắt buộc mọi đứa trẻ sinh ra tại đây phải chấp nhận và học cách làm quen. Chính những bài học từ khi chào đời cho đến khi lớn lên đã giúp họ trở nên kiên nhẫn vượt qua mọi thử thách, dự đoán trước những việc sắp tới. Từ đó, hộ vươn lên dẫn đầu trong các bộ máy kinh doanh, bộ phận phát triển của các doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới.Thứ hai: Họ lường trước được những thay đổi trong nền kinh kế
Khả năng dự đoán tương lai luôn là kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo. Với các CEO là người Ấn Độ, họ có khả năng đặc biệt với việc nắm bắt dữ liệu và vạch ra kế hoạch khác một cách liên tục. Kỹ năng này chính là mấu chốt quan trọng để hoạch định được chiến lược lâu dài với điều kiện thị trường hiện tại và tương lai.
Thứ ba: Ấn Độ là đất nước của " tỷ lệ"
Nếu bạn được sinh ra ở đất nước tỷ dân này thì mọi thứ đều được quy về tỷ lệ. Tỷ lệ trúng tuyển vào nhà trẻ, các trường tiểu học, trung học, phổ thông hay chuyển đổi về tỷ lệ về thứ hạng, điểm số, ... Chính những điều này đã giúp con người tại Ấn Độ có kỹ năng phân tích dữ liệu vượt trội cũng như thống kê khả năng có thể hoàn thành các dự án.Thứ tư: Nền giáo dục của đất nước này chủ yếu cung cấp các kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ,...
So với nền dân trí tại Mỹ thì những người nhập cư từ Ấn Độ là những người có trình độ học vấn cao nhất. Theo Pew, trong năm 2016 có đến hơn 75% dân Ấn Độ nhập cư đều có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Tại các trường đại học, sinh viên có xu hướng học các ngành về công nghệ, khoa học máy tính hoặc kĩ thuật.Thứ năm: Môi trường làm việc như một gia đình
Với những nhân viên trong doanh nghiệp đều được trân trọng, chân thành và thân thiện trong các mối quan hệ. Dù cho là nhân viên ở bất cứ bộ phận nào đều được đối xử như những người thân trong gia đình, không có sự kì thị hay phân biệt chủng tộc. Chính vì điểm khác biệt này đem đến cho các công ty tại Ấn Độ vẫn đứng vững trước các làn sóng của nạn phân biệt đối xử.
Thứ sáu: Đa dạng trong doanh nghiệp
Một trong những chiếc chìa khóa quan trọng trong doanh nghiệp chính là sự đa dạng về lực lượng lao động và bộ phận quản lí. Có đến gần 70% nhân viên của các doanh nghiệp đều cho rằng hệ thống quản lí đa dạng giúp họ có động lực trong công việc hơn. Các doanh nghiệp có sự đa dạng về đa sắc tộc khiến các doanh nghiệp có CEO là người gốc Ấn Độ đạt được những thành công nhất định.Thứ bảy: Sự thích ứng cao
Với những sự thay đổi để cuộc sống tốt hơn, có được sự thành công thì bạn cần biết cách hòa nhập vào mà không làm lu mờ giá trị của bản thân. Chính vì những thay đổi của bản thân để có được sự hòa nhập vào công việc cũng như xích lại gần với mọi người giúp cho công việc ngày càng hoàn thiện hơn.Thứ tám: Thời gian luôn là thứ quý giá
Thời gian luôn là thứ vô cùng quan trọng trong việc hoàn thành hiệu quả công việc một cách tối đa nhất. Với các công việc thì quỹ thời gian hạn hẹp cần phải phân chia hợp lí để có thể hoàn thành tốt. Thời gian không chờ đợi bất cứ ai cũng như không bao giờ dừng lại. Chính vì vậy, công việc luôn là thứ cần chính xác về thời gian một cách tuyệt đối.
Cuối cùng: Niềm tin
Chuyện về một công dân nhập cư và là người da màu đảm nhiệm vị trí CEO tại một công ty lớn dường như là điều không thể tại châu Âu. Nhưng đó chính là cách mà nước Mỹ lựa chọn để hoạt động một cách tốt nhất cho nền kinh tế của mình. Là sự tin tưởng, đặt trọn niềm tin vào khả năng của họ bất kể họ đến từ đâu. Đó là nguyên lí hoạt động của chủ nghĩa tư bản tại Mỹ được các CEO thể hiện trong công việc điều hành của mình.Tác giả bài viết: Aptech Buôn Ma Thuột
Ý kiến bạn đọc