Góc chia sẻ

Tại sao thiếu nhân lực CNTT nhưng sinh viên ra trường thất nghiêp?

Tại sao thiếu nhân lực CNTT nhưng sinh viên ra trường thất nghiêp?

Hiện nay, Việt Nam đang thiếu một nguồn lớn về nhân lực ngành CNTT. Vậy tại sao thiếu nhân lực ngành CNTT nhưng sinh viên ra trường thất nghiêp?
Theo đánh giá của Giảng viên các trường Đại học, nhân lực CNTT vừa thiếu lại vừa thừa. Vậy tại sao lại như vậy? Cùng Aptech Buôn Ma Thuột tìm hiểu nhé. 

1. Kỹ năng ngôn ngữ

Kỹ năng về ngôn ngữ là trở ngại lớn đối với nhiều bạn chọn ngành CNTT. Các sinh viên tốt nghiệp CNTT từ 2018 về trước, ngoại ngữ của các sinh viên chưa đáp ứng, chưa đảm bảo được yêu cầu đối với Doanh nghiệp. Khả năng ngoại ngữ của các sinh viên CNTT chỉ dừng lại ở mức giao tiếp, về ngôn ngữ ngành các sinh viên chưa nắm được. 
 
1

Với ngành CNTT, việc bạn sử dụng tốt ngôn ngữ là một lợi thế cho bạn. Hầu như, các tài liệu trong ngành CNTT mới, hay đều là tài liệu nước ngoài. Tuy nhiên không phải không có giải pháp cho đam mê của bạn. Bạn hoàn toàn có thể được bổ sung kỹ năng này trong trường bạn chọn ngành. 

Kỹ năng ngôn ngữ là kỹ năng không thể thiếu đối với một sinh viên ngành CNTT. Thấy được tầm quan trọng ở kỹ năng này, Aptech Buôn Ma Thuột luôn trao dồi cho sinh viên một vốn kiến thức tốt về ngôn ngữ. Không chỉ ngôn ngữ tiếng Anh chuyên ngành mà còn là những kỹ năng tiếng anh giao tiếp. Bên cạnh đó ngoài ngôn ngữ tiếng Anh, Aptech Buôn Ma Thuột tạo điều kiện cho sinh viên học thêm tiếng Nhật Bản; Hàn Quốc. Đối với sinh viên học chuyên ngành CNTT tại Trường.  

2. Kỹ năng thực hành 

Theo báo cáo Vietnamwork, sinh viên thiếu kỹ năng thực hành là tình trạng sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành CNTT nói riêng. Nguyên nhân được các chuyên gia cho rằng “việc học không đi đôi với hành” khiến nhiều sinh viên học ngành CNTT. Khi ra trường “bỡ ngỡ” và không bắt kịp được với công việc trong thời đại Công nghệ thay đổi nhanh chóng.
Việc thực hành đối với sinh viên ngành CNTT ngay khi học Đại học có ý nghĩa rất quan trọng. Việc thực hành giúp rất nhiều cho sinh viên để nắm chắc kiến thức. Khi đó sinh viên ra trường không bị "bỡ ngỡ" khi đi thực tập trong những năm cuối và nhanh chóng bắt kịp thời đại Công nghệ không ngừng thay đổi. Tay nghề một Lập trình viên chuyên nghiệp ngoài tư duy logic và được hình thành trong quá trình thực hành. 
 
anh 1

Chính vì hiểu được những yếu tố đó, Aptech Buôn Ma Thuột đã áp dụng hình thức học chiếm 75% thực hành trên tổng thời gian học. Aptech Buôn Ma Thuột đã phát triển cơ sở thực hành đầy đủ trang thiết bị hiện đại; chuẩn Quốc tế tạo điều kiện thực hành tốt nhất cho sinh viên ngành CNTT học tại trường. 

3. Kỹ năng mềm

Ngoài kiến thức về chuyên môn hầu hết các sinh viên sau khi ra trường chưa tìm được việc vì thiếu kỹ năng mềm. Hầu hết sinh viên ngành CNTT bị cho rằng khô khan, thiếu sự tinh tế. Kỹ năng mềm được xem nhẹ trong môi trường học tập nhưng lại rất quan trọng cho công việc sau khi ra trường. Bạn có thể học rất tốt nhưng bạn thiếu kỹ năng mềm bạn có thể không được trọng dụng. Điều đó cũng là một "e ngại" giữa các nhà tuyển dụng và bạn.
 
3

Tuy nhiên, mọi kỹ năng đề được hình thành khi con đang là sinh viên. Năm cuối khi bạn học tại Aptech Buôn Ma Thuột, bạn sẽ được học và trải nghiệm môn học về "Kỹ năng mềm". Điều đó chuẩn bị cho bạn một nền tảng tốt để bạn có thể tự tin tìm được công việc tốt nhất ngay sau khi ra trường. 

>>>Xem thêm: Trở thành kỹ sư CNTT - Học trong nước lấy bằng Quốc tế 

Tác giả bài viết: Aptech Buôn Ma Thuột

Tags

Ý kiến bạn đọc

Tham gia thảo luận

Mã an toàn Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Ngày hội tư vấn tuyển sinh định hướng việc làm nên hỏi những gì?
Những điểm mới cần lưu ý trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2020
Chọn nghề thay con, liệu cha mẹ có đang mắc phải sai lầm ???
Giới tính một trong những quyết định chọn ngành nghề sau này của bạn
Chọn ngành học phù hợp để không nói…“giá như”

Những tin cũ hơn

Con gái có nên chọn học ngành công nghệ thông tin hay không?
Lợi thế không tưởng khi chọn nhóm ngành Công nghệ hệ Cao đẳng
Nên chọn trường gì khi học nhóm ngành Công nghệ năm 2020
Hướng nghiệp: Chọn trường theo đúng khả năng của bạn
Nên chọn trường công lập hay dân lập để tiếp tục theo đuổi đam mê?