DNS là gì? Tổng hợp tất tần tật thông tin về giao thức DNS

DNS là gì

DNS là gì? Tổng hợp tất tần tật thông tin về giao thức DNS

Ngày nay để có thể truy cập vào hệ thống mạng trực tuyến, người dùng cần phải sử dụng địa chỉ IP. Tuy nhiên, việc ghi nhớ các chuỗi số phức tạp của từng trang web là điều không thể. Do đó, DNS đã được ra đời để giải quyết những vấn đề này. Vậy DNS là gì? Vai trò DNS server là gì? Khám phá bài viết bên dưới của Aptech để có được câu trả lời chính xác nhé.

DNS là gì?

DNS là tên viết tắt của thuật ngữ Domain Name System, dịch ra tiếng Việt là hệ thống phân giải tên miền. Công cụ này có nhiệm vụ chuyển đổi domain (tên miền) do người dùng tạo ra thành các địa chỉ IP dễ nhớ, thân thiện với hệ thống máy chủ.

Nói cách khác, DNS hoạt động như một cuốn sổ danh bạ, giúp bạn tìm kiếm số điện thoại của người khác bằng cách nhập tên của họ. Hiện nay trên không gian mạng, DNS server đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc phân giải tên miền sang địa chỉ IP và cung cấp tên miền cho nhiều máy tính cùng một lúc.

DNS là gì?

Chức năng của DNS

DNS dùng để làm gì? Đây là một trong những vấn đề mà người sử dụng mạng Internet vô cùng quan tâm. Thực tế, DNS không chỉ hỗ trợ chuyển đổi tên miền mà còn sở hữu rất nhiều chức năng khác nhau, cụ thể như:

  • Lưu trữ tên miền và cung cấp thông tin cho chủ sở hữu, máy chủ,…
  • Giúp người dùng truy cập website, tài nguyên mạng một cách nhanh chóng, chính xác.
  • Đảm bảo email được gửi đến đúng địa chỉ của người nhận.

Chức năng của DNS

Các loại bản ghi DNS

Đối với những người đang tìm hiểu về DNS là gì thì nhất định không được bỏ qua kiến thức về các bản ghi Domain Name System. Hiện nay, có rất nhiều bản ghi và mỗi loại sẽ phục vụ cho những mục đích khác nhau, cụ thể:

  • CNAME Record: Cho phép người dùng tạo tên mới (alias) cho một tên miền khác.
  • A Record: Dạng bản ghi cơ bản, liên kết domain với địa chỉ IP IPv4.
  • MX Record: Được sử dụng để xác định máy chủ lưu trữ email cho tên miền.
  • AAAA Record: Liên kết domain với địa chỉ IP IPv6.
  • TXT Record: Sử dụng lưu thông tin dạng văn bản về tên miền, ví dụ như thông tin liên hệ, thông tin DKIM,…
  • SRV Record: Cung cấp thông tin về dịch vụ cụ thể trên tên miền, cụ thể như IMAP, POP3,…
  • NS Record: Chỉ định tên server cho từng domain phụ.

Các loại bản ghi DNS

Các loại DNS server

Hiện nay trên Internet, DNS server được phân thành 2 loại chính là Root Name Servers và Local Name Servers.

Root Name Servers

Với những người hiểu rõ về công cụ DNS là gì thì chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với Root Name Servers. Đây là máy chủ DNS lưu trữ mọi dữ liệu liên quan đến các máy chủ domain cấp dưới.

Nguyên lý hoạt động của Root Name Servers.

  • Root Name Servers thực hiện tìm kiếm các máy chủ domain lưu trữ cho các tên miền thuộc mức cao (authority => top-level-domain).
  • Các tên miền ở mức cao sẽ cung cấp thông tin về địa chỉ máy chủ authority cho các tên miền ở mức second-level-domain chứa domain muốn tìm ( top-level-domain => second-level-domain).

Quá trình này cứ lặp lại liên tục cho đến khi chỉ ra được máy chủ tên miền authority cho domain muốn tìm. Hiện nay có 13 Root Name Servers được phân tán trên khắp thế giới để duy trì tính ổn định và khả năng truy cập nhanh chóng của DNS.

Các loại DNS server

Local Name Servers

Khi người dùng truy cập vào một trang web bất kỳ, trình duyệt sẽ tự động sử dụng liên hệ với Local Name Servers nhằm tìm kiếm tên miền. Nếu không có thông tin, nó sẽ tiếp tục truy vấn Root Name Server để thực hiện mục tiêu của mình.

Sử dụng DNS như thế nào?

Nếu như sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng thì người dùng sẽ không cần phải cung cấp địa chỉ DNS vào kết nối mạng. Tuy nhiên, trong trường sử dụng máy chủ khác, bạn bắt buộc phải điền địa chỉ cụ thể. Dưới đây là hướng dẫn cách đổi DNS chi tiết cho các bạn tham khảo:

  • Bước 1: Khởi động máy tính, vào mục Start Menu => gõ “Control Panel”.
  • Bước 2: Tại cửa sổ Control Panel => click chọn “View network status and tasks”.
  • Bước 3: Tiến hành truy cập mạng Internet đang sử dụng.
  • Bước 4: Chọn “Properties” => chọn “Internet Protocol Version 4”.
  • Bước 5: Tại cửa sổ “Internet Protocol Version 4” bạn lựa chọn “Use the following DNS server addresses” để đổi DNS.

Sử dụng DNS như thế nào?

Lý do DNS dễ bị tấn công

Là một công cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối Internet nên DNS đã trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc bởi những lý do như:

  • Tính phức tạp, nhiều lỗ hổng: Hệ thống DNS bao gồm nhiều thành phần khác nhau và mạng lưới hoạt động phức tạp. Chính điều này đã tạo ra các lỗ lổng tiềm ẩn để tin tặc khai thác, phá hủy.
  • Thiếu bảo mật: Một số máy chủ DNS không được cập nhật với các bản Patch mới. Đây chính là lý do khiến giải thích tại sao DNS bị tấn công thường xuyên.
  • Phụ thuộc vào bên thứ ba: Hiện nay, người dùng thường có xu hướng sử dụng các máy chủ DNS do nhà mạng cung cấp. Do đó, khi ISP bị xâm nhập thì tin tặc hoàn toàn có thể tấn công thiết bị.
  • Con mồi hấp dẫn: Với khả năng kiểm soát lưu lượng truy cập Internet, DNS đã trở thành mục tiêu hấp dẫn để tin tặc thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn trên không gian mạng.

Lý do DNS dễ bị tấn công

Bài viết trên đây là giải thích chi tiết về thuật ngữ DNS là gì mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn sử dụng Internet hiệu quả và an toàn hơn. Đừng quên cập nhật phần mềm và sử dụng các biện pháp bảo mật để tránh khỏi các mối đe dọa tấn công từ tin tặc nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *