bài tập SQL

Tổng hợp những bài tập SQL có lời giải phổ biến nhất hiện nay

Bài tập SQL là các bài tập thực hành sử dụng SQL để quản lý cơ sở dữ liệu trên app hoặc server. Các dạng bài này giúp người học nắm vững cách áp dụng các lệnh SQL để thực hiện các thao tác như thêm, sửa, truy vấn, xóa dữ liệu cũng như làm việc với cấu trúc của dữ liệu, có tính ứng dụng khá cao trong bối cảnh thị trường hiện nay.

Các bài tập SQL phổ biến

Bài tập SQL cơ bản là nền tảng để phát triển kiến thức và kỹ năng lập trình SQL để quản lý dữ liệu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua các dạng bài phổ biến nhất:

Bài tập SQL truy vấn có điều kiện

Bài tập truy vấn để tổng hợp toàn bộ dữ liệu từ bảng theo một điều kiện cụ thể:

sqlCopy code

SELECT * FROM Bang WHERE DieuKien;

Bài tập ví dụ: Tổng hợp tất cả những ai có độ tuổi lớn hơn 20 từ bảng “Member”:

sqlCopy code

SELECT * FROM Member WHERE Age > 20;

Bài tập SQL truy vấn có điều kiện

Bài tập SQL truy vấn phân nhóm

Bài tập truy vấn để phân nhóm dữ liệu dựa theo giá trị của cột:

sqlCopy code

SELECT Cot, COUNT(*) FROM Bang GROUP BY Cot;

Bài tập ví dụ: Đếm lượng đơn hàng của từng khách hàng trong bảng “Order” rồi phân nhóm dựa theo tên của khách hàng:

sqlCopy code

SELECT Customer, COUNT(*) FROM Order GROUP BY Customer;

Bài tập SQL truy vấn lồng nhau

Bài tập truy vấn để lồng dữ liệu từ hai hay nhiều bảng:

sqlCopy code

SELECT CacCot FROM BangA INNER JOIN BangB ON BangA.KhoaChung = BangB.KhoaChung;

Bài tập ví dụ: Truy vấn thông tin của hàng hóa và nhà cung cấp từ bảng “Product” và “Supplier” rồi lồng chúng vào cột “SupplierID”:

sqlCopy code

SELECT Product.ProductName, Supplier.SupplierName FROM Product INNER JOIN Supplier ON Product.SupplierID = Supplier.SupplierID;

Bài tập SQL truy vấn lồng nhau

Bài tập SQL truy vấn lượng từ

Bài tập có câu lệnh truy vấn chứa lượng từ:

sqlCopy code

SELECT Name.MaSV, Ten, MaHP, DiemHK FROM DIEMHK;

Bài tập ví dụ: Cho biết HoTen của sinh viên đạt DiemHK cao nhất.

sqlCopy code

INNER JOIN Name ON Name.MaSV=DIEMHK.MaSV WHERE DiemHK >=ALL(SELECT DiemHK FROM DIEMHK);

Các trang web luyện bài tập SQL miễn phí

Để tiếp cận được nguồn bài tập SQL chất lượng, miễn phí, bạn có thể tham khảo một số website cung cấp tài liệu SQL sau đây:

W3Schools

Trang web W3Schools chuyên mang đến cho người học một loạt các bài tập truy vấn SQL có lời giải dạng trắc nghiệm, có chức năng tính điểm tự động ngay sau khi hoàn thành. Nhờ vào tính năng này, người học có thể nhanh chóng đánh giá được tiến độ học tập của mình và xác định những điểm cần cải thiện.

SQL Bolt

Trang web SQL Bolt có giao diện dễ sử dụng và đơn giản, bạn có thể theo dõi và thực hiện các bài tập thông qua những thông tin hướng dẫn chi tiết và. Hơn nữa, sau mỗi bài học lý thuyết, trang web còn cung cấp các bài tập thực hành kèm theo để bạn có thể áp dụng ngay những gì đã học.

SQL Bolt

Hackerrank

Hackerrank là một nền tảng học SQL hiệu quả, cung cấp một loạt các bài tập với độ khó đa dạng. Bạn có thể truy vấn những dạng bài tập quản lý nhân viên có lời giải hay dạng bài quản lý khách hàng tại trang web này. Đồng thời, Hackerrank còn cho phép người dùng tạo tài khoản cá nhân để lưu lại tiến độ học tập của mình.

Codecademy

Codecademy không chỉ có các khóa học chuyên sâu mà còn đi kèm với nhiều bài tập SQL thực hành phong phú. Ngoài ra, website còn cho phép người dùng tạo tài khoản miễn phí để lưu tiến trình học tập, tham gia các bài kiểm tra và nhận phản hồi từ hệ thống.

TutorialsPoint

Website TutorialsPoint không chỉ mang đến những khóa học SQL cơ bản và nâng cao hoàn toàn miễn phí mà còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích để hỗ trợ người học. Đặc biệt, trang web còn cung cấp các bài tập trắc nghiệm sau mỗi chương học.

TutorialsPoint

SQLZOO

Trang web SQLZOO tổng hợp khá nhiều ví dụ minh họa cụ thể và bài tập SQL có lời giải để người dùng có thể áp dụng lý thuyết vào thực tế hiệu quả. Ngoài ra, website này còn cung cấp nhiều bài tập dạng fill-in-the-blanks, cho phép người học tự viết các câu truy vấn SQL để rèn luyện khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề.

SQL-Practice

Nếu muốn tra cứu và giải các bài tập quản lý bán hàng có lời giải, bạn có thể tham khảo trang web SQL-Practice. Website này còn cung cấp đa dạng các bài tập được sắp xếp theo nhiều chủ đề và mức độ khó khác nhau. Đồng thời, SQL-Practice còn cho phép bạn viết và chạy các câu truy vấn SQL trực tiếp ngay trên trang.

SQL Fiddle

Một website khác chuyên cung cấp các bài tập có lời giải mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn chính là SQL Fiddle. Theo đó, trang website hiện hỗ trợ nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, bao gồm Postgres, MySQLvà SQL Server.

SQL Fiddle

Qua các bài tập SQL mà Aptech giới thiệu, người học không chỉ nâng cao kỹ năng quản lý và xử lý cơ sở dữ liệu mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho việc phát triển các ứng dụng phần mềm hiện đại. Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc nắm vững SQL sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho tương lai.

Chmod 777

Chmod 777 là gì? Phương pháp áp dụng Chmod 77 trên Linux

Với những ai là người dùng Linux hoặc là quản trị website có host đặt trên server Linux thì đôi lúc có thể gặp phải rắc rối khi thay đổi quyền, xóa hay chỉnh sửa một file hay thư mục nào đó. Theo đó, việc nắm được lệnh Chmod 777 là gì sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi này và giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến “setting file permission” khi truy cập vào bất kỳ tệp nào.

Chmod 777 là gì?

Khái niệm lệnh Chmod 777 là gì nhìn chung không quá phức tạp với những ai dùng Linux đã lâu. Cụ thể, lệnh Chmod 777 trong hệ điều hành Linux được sử dụng để thiết lập quyền truy cập cho một tệp tin hoặc thư mục. Khi bạn thực hiện lệnh Chmod 777, bạn đang cấp quyền đọc, ghi và thực thi cho tất cả các loại người dùng trên hệ thống, trong đó:

  • 7: Tượng trưng cho quyền của người sở hữu tệp, được phép đọc, ghi và thực thi.
  • 7: Tượng trưng cho quyền của người dùng, cũng được phép đọc, ghi và thực thi.
  • 7: Tượng trưng cho quyền của người dùng khác, cũng được đọc, ghi và thực thi.

Việc sử dụng Chmod 777 có nghĩa là bạn đang cấp quyền cho mọi người trên hệ thống được phép truy cập tập tin hoặc thư mục đó. Điều này có thể dẫn đến rủi ro bảo mật, vì bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa hoặc xóa file đó. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng lệnh này và chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết.

Chmod 777 là gì?

Cách sử dụng lệnh Chmod 777 trên Linux

Sau khi tìm hiểu Chmod 777 là gì, hãy cùng chúng tôi khám phá xem có những cách áp dụng nào đối với lệnh này trên Linux nhé.

Triển khai qua giao thức FTP

Bạn có thể sử dụng lệnh Chmod 777 cho các phần mềm quản lý file sử dụng giao thức FTP, điển hình như như Filezilla, FlashFXP, CuteFTP,… Theo đó, bạn hãy làm theo chi tiết hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Truy cập vào giao diện quản trị và ấn vào mục “Quick Connect”.
  • Bước 2: Nhấn chuột phải chọn file hoặc thư mục mà bạn muốn thiết lập quyền truy cập, sau đó chọn “File Permissions”.
  • Bước 3: Tiến hành thay đổi các thông số quyền thành 777.

Triển khai trong Cpanel

Để tùy chỉnh quyền truy cập thông qua nền tảng Cpanel, người dùng có thể làm theo cách thức sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị cPanel để bắt đầu cài đặt lại.
  • Bước 2: Tìm và chọn mục “File Manager”. Tiếp theo, ấn vào cột “Perms” ở phía bên phải để thay đổi thông số của tập tin hoặc thư mục mà bạn muốn chỉnh sửa.
  • Bước 3: Nếu bạn cần thay đổi quyền truy cập cho tất cả các tập tin hoặc thư mục, hãy chọn “Select All”, nhấp chuột phải rồi chọn “Change Permissions” để thực hiện các điều chỉnh cần thiết.

Cách sử dụng lệnh Chmod 777 trên Linux

Cách thay đổi quyền người dùng trong Chmod 777

Hiểu được lệnh Chmod 777 là gì, bạn cũng nên biết cách cập nhật quyền bằng lệnh này. Cụ thể, mỗi quyền có một giá trị cụ thể như sau:

  •  r (read – đọc): 4
  • w (write – ghi): 2
  • x (execute – thực thi): 1

Nếu bạn muốn đặt quyền cho file file1.txt sao cho chủ sở hữu có quyền đọc, ghi và thực thi, nhóm có quyền đọc và ghi, những người khác có quyền đọc, bạn cần sử dụng lệnh: chmod 764 file1.txt. Trong đó, số 7 đầu tiên nghĩa là tổng của 4, 2 và 1 tương ứng với 3 quyền truy cập như trên.

Tương tự, nếu bạn muốn gán tất cả quyền đọc, ghi và thực thi tệp file1.txt cho toàn bộ người dùng gồm chủ sở hữu, nhóm và người dùng khác, bạn hãy dùng lệnh chmod 777 file1.txt.

Cách thay đổi quyền người dùng trong Chmod 777

Tóm lại, việc hiểu rõ lệnh Chmod 777 là gì và các khái niệm liên quan đến quyền truy cập tệp tin trong Linux không chỉ giúp bạn giải quyết các vấn đề về quyền truy cập mà còn nâng cao khả năng quản lý hệ thống. Mong rằng qua bài viết trên đây của Aptech đã giúp bạn nắm rõ về lệnh Chmod 777, đồng thời, khi bạn nắm vững các nguyên tắc về quyền truy cập, bạn sẽ có thể thực hiện các tác vụ quản trị phức tạp hơn cho các dự án mà bạn đang phụ trách.

Web App

Web app là gì? Tăng hiệu quả kinh doanh với Web app hay Website.

Trong thế giới công nghệ ngày càng phát triển, Web app và Website đều là những công cụ trực tuyến phổ biến đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hai khái niệm này thường khiến nhiều người nhầm lẫn bởi những điểm tương đồng nhất định. Vậy, bản chất của Website và Web app là gì? Hãy cùng Aptech tìm hiểu những ưu nhược điểm của Web app và so sánh sự khác nhau giữa hai phần mềm này để giúp bạn có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho dự án của mình.

Web App là gì?

Web app là một phần mềm có thể được truy cập qua trình duyệt web. Nói một cách khác, web app là một website được trang bị các tính năng và yếu tố tương tác. Web app có tính tùy biến rất cao và có thể thực hiện nhiều tác vụ và chức năng khác nhau. Ngoài ra, chúng thường phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều công sức để phát triển, đồng thời cần một đội ngũ lập trình viên có kinh nghiệm để xây dựng. Một số web app phổ biến hiện nay như Twitter, Facebook, Gmail và một số trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada.

Web App là gì?

Nguồn gốc của Web Application

Web App đã trải qua một hành trình rất dài để phát triển và cải tiến từ những website tĩnh đơn giản đến các ứng dụng phức tạp và đa dạng như ngày nay. Dưới đây là một số sự kiện quan trọng trong quá trình cải tiến của Web app.

Các giai đoạn phát triển công nghệ:

  • HTML và giao thức TCP/IP: Vào những năm 1960, Tim Berners-Lee đã tạo ra HTML (Hypertext Markup Language) và giao thức TCP/IP. Đây là nền tảng cơ bản cho việc truy cập và trao đổi thông tin qua Internet.
  • Netscape Navigator và JavaScript: Trong những năm 1990, trình duyệt web phổ biến Netscape Navigator và ngôn ngữ lập trình JavaScript ra đời, mở ra khả năng xây dựng các website tương tác và phức tạp hơn.
  • PHP và ASP.NET: Sự xuất hiện của các ngôn ngữ lập trình phía máy chủ như PHP, ASP (Active Server Pages), và ASP.NET đã thúc đẩy sự phát triển của Web App động và đa dạng.

Nguồn gốc của Web Application

Sự ra đời của các kỹ thuật mới:

  • Ajax: Kỹ thuật Ajax (Asynchronous JavaScript and XML) đã nâng cao khả năng tương tác và đồng bộ dữ liệu giữa máy chủ và trình duyệt web mà không cần tải lại trang, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
  • Mô hình phần mềm dựa trên Web (SaaS): Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service – SaaS) đã thay đổi cách thức triển khai và sử dụng Web app, mang lại tiện ích và linh hoạt cho người dùng.

Ưu và nhược điểm của Web App

Web app là một phần của công nghệ phần mềm cho phép người dùng truy cập và tương tác với các dịch vụ trực tuyến thông qua trình duyệt web. Tuy nhiên, web app cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, ảnh hưởng đến cả trải nghiệm người dùng và quản lý phát triển phần mềm.

Ưu điểm

Dưới đây là những ưu điểm nổi bật nhất mà Web app mang lại:

  • Người dùng có thể truy cập vào Web app từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet và trình duyệt web, mà không cần phải cài đặt phần mềm cụ thể. Điều này tạo ra sự thuận tiện và tiếp cận dễ dàng cho người dùng trên khắp thế giới.
  • Việc lưu trữ Web app trên máy chủ cho phép triển khai nhanh chóng các bản cập nhật và sửa lỗi, mà người dùng không cần cài đặt lại. Bên cạnh đó, người dùng có thể tương tác trực tiếp với nội dung, gửi biểu mẫu và tham gia các hoạt động trực tuyến một cách tiện lợi.
  • Web app tương thích với nhiều trình duyệt web phổ biến và hệ điều hành khác nhau, từ máy tính đến điện thoại di động và thiết bị thông minh.
  • Với sức mạnh của máy chủ, Web app có thể xử lý các tính toán phức tạp và dữ liệu lớn hiệu quả.
  • Dễ dàng kết hợp với các dịch vụ mạng khác để cung cấp trải nghiệm toàn diện cho người dùng.

Sau khi đã tìm hiểu về những ưu điểm và nhược điểm của Web app, thì chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về “progressive web app là gì” mà nhiều người dùng cũng quan tâm đến.

Progressive Web Apps là một công nghệ mới được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên cả điện thoại di động và máy tính để bàn. Ngoài ra, PWA còn cung cấp một trải nghiệm giống như ứng dụng di động mà không cần người dùng phải tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng truyền thống.

Ưu và nhược điểm của Web App

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì web app cũng có một số hạn chế nhất định như:

  • Web app yêu cầu thiết bị có kết nối Internet ổn định để hoạt động, và tốc độ tải trang và thời gian phản hồi có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng mạng và khả năng xử lý của máy chủ. Điều này có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn khi có nhiều người dùng truy cập cùng lúc.
  • Mặc dù Web app đã có sự tiến bộ trong việc cải thiện, nhưng người dùng vẫn lo ngại về nguy cơ mất thông tin cá nhân và xâm nhập dữ liệu.
  • Web app có thể gặp khó khăn trong việc tùy chỉnh giao diện và trải nghiệm người dùng trên các nền tảng khác nhau.
  • Việc vận hành web app có thể tốn nhiều tài nguyên mạng và yêu cầu công nghệ xử lý cao trên máy chủ, đặc biệt khi có nhiều người dùng truy cập cùng lúc.

Những ngôn ngữ được sử dụng trong Web App

Để tạo nên một Web app hoàn chỉnh và đầy đủ chức năng, đòi hỏi người phát triển phải chọn một ngôn ngữ lập trình phù hợp. Mỗi loại ngôn ngữ sẽ đóng một vai trò riêng biệt, góp phần tạo nên bộ khung sườn vững chắc và giúp các tính năng trong phần mềm chạy một cách mượt mà. Dưới đây là những loại ngôn ngữ được sử dụng trong phát triển Web app:

JavaScript

JavaScript là ngôn ngữ lập trình chính trong phát triển Web app. JavaScript được sử dụng rộng rãi với vai trò tạo ra các hiệu ứng tương tác trên trình duyệt và kết nối với các dịch vụ mạng.

JavaScript

Python

Python là loại ngôn ngữ lập trình được biết đến với vai trò ngôn ngữ backend. Ngôn ngữ này thường được áp dụng để phát triển các Web app thông qua các framework như Django và Flask,…

Python

Java

Java là một trong những ngôn ngữ được sử dụng trong phát triển Web app với tính bảo mật và khả năng mở rộng. Loại ngôn ngữ này là lựa chọn phổ biến để phát triển các ứng dụng doanh nghiệp và hệ thống web phức tạp, nhờ vào các framework mạnh mẽ như Spring Framework.

C#

C# là một loại ngôn ngữ được sử dụng để phát triển Web app thông qua nền tảng .NET của Microsoft. Nền tảng này cung cấp môi trường phát triển tích hợp và các công cụ mạnh mẽ cho việc xây dựng cả phần backend lẫn frontend của web app.

C#

PHP

PHP là một ngôn ngữ mã nguồn mở, được sử dụng rộng rãi cho phần backend của Web app. Ngôn ngữ này cung cấp các tính năng như xử lý dữ liệu từ form và quản lý session.

PHP

Sự khác biệt giữa Web App và Website

Trong thế giới công nghệ số hiện đại, ranh giới của sự khác nhau giữa Website và Web app dần trở nên mờ nhạt, khiến nhiều người dùng và thậm chí cả những lập trình viên cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt hai khái niệm này. Vậy, sự khác biệt giữa Website và Web app là gì?

Sự khác biệt của Website và Web app mà người dùng và lập trình viên nên hiểu rõ

Website:

  • Website là những trang thông tin tĩnh, hiển thị nội dung, hình ảnh và cung cấp giao diện cho người dùng xem.
  • Chức năng chủ yếu của Website là truyền tải thông tin một chiều, với khả năng tương tác hạn chế và không lưu trữ dữ liệu người dùng.

Web app:

  • Web app mang tính tương tác cao và cung cấp các dịch vụ phức tạp cho người dùng.
  • Với giao diện người dùng động, Webapp cho phép thực hiện nhiều tác vụ như nhập liệu, thao tác dữ liệu, lưu trữ thông tin cá nhân,…
  • Webapp sở hữu nhiều tính năng mạnh mẽ và có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn so với Website truyền thống.

Sự khác biệt giữa Web App và Website

Kết luận

Tóm lại, Website và Web app đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ cho người dùng trên internet, nhưng mỗi loại có mục đích và tính năng riêng biệt. Vật việc lựa chọn nền tảng phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và nhu cầu cụ thể của bạn. Hy vọng với những thông tin chi tiết trên của Aptech đã giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa Website và Web app là gì.

Codebase

Codebase là gì? 10 nguyên tắc thiết kế Codebase quan trọng

Thuật ngữ codebase là gì có lẽ không còn xa lạ với các nhà phát triển phần mềm. Tuy nhiên khái niệm này vẫn còn mới đối với ai không hiểu rõ về code hoặc mới bắt đầu code. Vậy codebase là gì và tầm quan trọng của nó ra sao? Bài viết này của Aptech sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, đồng thời giới thiệu các nguyên tắc thiết kế codebase hiệu quả để bạn quản lý và phát triển dự án một cách khoa học. 

Codebase là gì?

Codebase, hay còn gọi là cơ sở mã, là tập hợp toàn bộ mã nguồn của một chương trình, thành phần hoặc hệ thống phần mềm. Codebase bao gồm mọi tệp cần thiết để biên soạn phần mềm thành mã máy và các tệp cấu hình. Mã nguồn thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình mà con người có thể đọc được như Java, C#, Python, JavaScript, hay văn bản thuần túy và ngôn ngữ đánh dấu mở rộng. Ngoài ra, codebase còn chứa các tệp tin hỗ trợ trong việc hiểu, triển khai hoặc sử dụng ứng dụng, chẳng hạn như các tệp readme, tập lệnh mẫu, thông tin về giấy phép hoặc các tài liệu hướng dẫn khác.

Codebase là gì?

Nguyên tắc thiết kế Codebase

Sau khi bạn đã hiểu được Codebase là gì, để xây dựng một Codebase hiệu quả, tuân theo các nguyên tắc thiết kế là rất quan trọng. Dưới đây là những nguyên tắc then chốt giúp bạn tạo dựng một Codebase dễ hiểu, dễ bảo trì, dễ mở rộng cho dự án phần mềm của mình

Composition

Nguyên tắc thiết kế codebase của React chủ yếu dựa trên sự kết hợp của các component. Mỗi component được phát triển bởi các lập trình viên khác nhau, thì vẫn có thể hoạt động hài hòa trong hệ thống. Mục tiêu của nguyên tắc là cho phép bổ sung tính năng vào một component mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ codebase.

Ví dụ, bạn có thể thêm state vào một component mà không cần thay đổi các component khác đang sử dụng nó. Tương tự, bạn cũng có thể thêm code khởi tạo hoặc hủy bỏ vào bất kỳ component nào khi cần thiết. Việc sử dụng state và lifecycle method trong các component không sai, nhưng bạn cần sử dụng chúng một cách hợp lý. Ngoài ra, chúng đóng vai trò quan trọng làm cho React trở nên hữu ích. 

Mặc dù các component thường được mô tả như các function đơn giản, nhưng chúng cần nhiều hơn thế để trở nên hữu ích. Trong React, các component mô tả bất kỳ hành vi có thể kết hợp nào, bao gồm rendering, lifecycle, và state. Một số thư viện bên ngoài như Relay còn bổ sung các trách nhiệm khác như quản lý phụ thuộc dữ liệu. 

Composition

Common Abstraction

Thông thường, chúng tôi không ủng hộ việc thêm các tính năng có thể được triển khai trong môi trường của người dùng vào React. Chúng tôi không muốn làm ứng dụng của bạn trở nên cồng kềnh với những đoạn mã thư viện không cần thiết. Tuy nhiên, có những ngoại lệ đối với nguyên tắc này. Chẳng hạn, nếu React không cung cấp các phương thức vòng đời hoặc các state cục bộ, người dùng sẽ tự phát triển các abstraction riêng cho chúng. Khi có nhiều abstraction cạnh tranh, React không thể tối ưu hóa hoặc áp dụng các thuộc tính của một trong số chúng mà phải hoạt động theo “mẫu chung thấp nhất”.

Đó là lý do đôi khi chúng tôi thêm các tính năng vào chính React. Nếu chúng tôi nhận thấy nhiều component đang triển khai một tính năng nhất định theo những cách không tương thích hoặc không hiệu quả, chúng tôi có thể chọn tích hợp nó vào React. Chúng tôi không đưa ra quyết định này một cách tùy tiện. Khi chúng tôi thực hiện, đó là vì chúng tôi tin rằng việc nâng cao mức độ abstraction sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ sinh thái.

Escape Hatches

React là một công cụ thực dụng, được phát triển để đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm tại Facebook. Mặc dù nó chịu ảnh hưởng từ một số mô hình không hoàn toàn chính thống như lập trình chức năng, mục tiêu chính của dự án là duy trì khả năng tiếp cận cho các nhà phát triển với đa dạng kỹ năng và kinh nghiệm.

Khi chúng tôi quyết định ngừng sử dụng một mẫu không ưa thích, chúng tôi có trách nhiệm xem xét mọi trường hợp sử dụng hiện tại và cung cấp hướng dẫn cho cộng đồng về các lựa chọn thay thế trước khi loại bỏ nó. Nếu một mẫu cụ thể hữu ích cho việc xây dựng ứng dụng nhưng khó thể hiện theo cách khai báo, chúng tôi sẽ tạo ra một API bắt buộc cho nó. 

Trong trường hợp chúng tôi không thể tìm ra một API hoàn hảo cho một tính năng cần thiết trong nhiều ứng dụng, chúng tôi sẽ cung cấp một API tạm thời để giải quyết vấn đề, với điều kiện rằng nó có thể bị loại bỏ sau này và mở ra cơ hội cho những cải tiến trong tương lai.

Stability

React là một công cụ thực dụng, được phát triển để đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm tại Facebook. Mặc dù nó chịu ảnh hưởng từ một số mô hình không hoàn toàn chính thống như lập trình chức năng, mục tiêu chính của dự án là duy trì khả năng tiếp cận cho các nhà phát triển với đa dạng kỹ năng và kinh nghiệm.

Khi React quyết định ngừng sử dụng một mẫu không ưa thích, React phải xem xét mọi trường hợp sử dụng hiện tại và cung cấp hướng dẫn cho cộng đồng về các lựa chọn thay thế trước khi loại bỏ nó. Nếu một mẫu cụ thể hữu ích cho việc xây dựng ứng dụng nhưng khó thể hiện theo cách khai báo, React sẽ tạo ra một API bắt buộc cho nó. Trong trường hợp React không thể tìm ra một API hoàn hảo cho một tính năng cần thiết trong nhiều ứng dụng, React sẽ cung cấp một API tạm thời để giải quyết vấn đề, với điều kiện rằng nó có thể bị loại bỏ sau này và mở ra cơ hội cho những cải tiến trong tương lai.

Interoperability

Khả năng tương tác với các hệ thống hiện có và áp dụng dần dần là rất quan trọng. Tại Facebook, React có một kho mã lớn không phải là React, với trang web sử dụng XHP cho hệ thống thành phần phía máy chủ, các thư viện giao diện người dùng nội bộ trước khi có React, và chính React. Điều quan trọng là mọi nhóm sản phẩm có thể bắt đầu sử dụng React cho một tính năng nhỏ thay vì viết lại mã hiện tại.

Đây là lý do tại sao React cung cấp các cửa sổ thoát (escape hatches) để làm việc với các mô hình có thể thay đổi và đảm bảo tích hợp tốt với các thư viện giao diện người dùng khác. Người dùng có thể bao bọc giao diện người dùng hiện có thành một thành phần khai báo (declarative component) và ngược lại. Điều này rất quan trọng để triển khai dần dần mà không làm gián đoạn hệ thống.

Scheduling

React không phải là một thư viện xử lý dữ liệu tổng quát, mà là một công cụ để xây dựng giao diện người dùng. Khi sử dụng React, các component của bạn không được gọi trực tiếp như một function bình thường. Thay vào đó, mỗi component trả về một mô tả về cách hiển thị và mô tả này có thể bao gồm các component như <LikeButton> do người dùng viết và các phần tử HTML như <div>. React sẽ xử lý việc “giải nén” các component này vào cây UI vào một thời điểm sau và áp dụng các thay đổi theo cách đệ quy.

React có thể hoãn việc gọi chúng nếu cần vì bạn không gọi trực tiếp các function component này. Trong cách triển khai hiện tại, React duyệt cây UI và gọi các hàm render của toàn bộ cây được cập nhật trong một lần đánh dấu. Trong tương lai, nó có thể trì hoãn một số bản cập nhật để tránh giảm FPS.

Điều này phân biệt rõ ràng giữa phương pháp “push” và phương pháp “pull” trong thiết kế React. Phương pháp “pull” cho phép React quản lý việc lên lịch và thực thi các bản cập nhật theo cách có thể điều chỉnh và tối ưu hóa.

Một trong những lý do React muốn giữ quyền kiểm soát lập lịch là để đảm bảo rằng các tính toán được thực hiện đúng lúc và đúng cách, nhằm tránh giảm hiệu suất và tối đa hóa trải nghiệm người dùng. Bằng cách này, React có thể ưu tiên các hoạt động quan trọng hơn như tương tác người dùng so với các công việc nền.

Điều này cũng giải thích vì sao setState() trong React là không đồng bộ. Nó là cách để “lên lịch một cập nhật” thay vì thực hiện ngay lập tức, giúp giữ cho ứng dụng luôn mượt mà và có hiệu suất cao. Với quy mô và tính phức tạp của các ứng dụng tại Facebook, việc đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của lập lịch là rất quan trọng. 

Developer Experience

Việc duy trì công cụ React DevTools để giúp bạn kiểm tra component tree React trong Chrome và Firefox. Công cụ này đã được chứng minh là giúp tăng năng suất đáng kể cho cả các kỹ sư tại Facebook và cộng đồng sử dụng React.

Ngoài ra, React cũng nỗ lực đưa ra các cảnh báo hữu ích cho các developer. Ví dụ, React sẽ cảnh báo bạn trong quá trình phát triển nếu bạn sử dụng các thẻ theo cách mà trình duyệt không hiểu hoặc nếu bạn mắc các lỗi đánh máy phổ biến trong API. Những cảnh báo này và các kiểm tra liên quan là lý do chính khiến phiên bản phát triển của React chậm hơn so với phiên bản sản xuất.

React học hỏi từ các mô hình sử dụng trong nội bộ Facebook để hiểu rõ các lỗi thường gặp và cách phòng tránh chúng từ sớm. Khi phát triển các tính năng mới, React luôn cố gắng dự đoán các lỗi tiềm ẩn và đưa ra các cảnh báo thích hợp.

Developer Experience

Debugging

Trong React, khi xảy ra sự cố, việc có breadcrumbs để theo dõi lỗi đến nguồn gốc của nó trong codebase là rất quan trọng. Props và state trong React đóng vai trò như những breadcrumbs này.

Nếu bạn phát hiện điều gì đó không đúng trên giao diện người dùng, bạn có thể mở React DevTools, xác định component chịu trách nhiệm hiển thị và kiểm tra props và state để xem liệu chúng có chính xác hay không. Nếu mọi thứ đều đúng, vấn đề có thể nằm ở trong hàm render() của component hoặc một số hàm được gọi từ render(). 

Nếu state không chính xác, bạn biết rằng sự cố có thể do lệnh setState() trong file đó gây ra. Việc xác định và sửa lỗi thường đơn giản vì thường chỉ có một vài lệnh setState() trong một file duy nhất. Nếu props không chính xác, bạn có thể duyệt qua component tree trong inspector để tìm ra component đầu tiên “nhiễm độc” props không tốt.

Khả năng theo dõi từ giao diện người dùng đến dữ liệu đã tạo ra nó thông qua props và state là vô cùng quan trọng đối với React. Mục tiêu thiết kế rõ ràng là không để state bị “mắc kẹt” trong closures và combinators, mà là có sẵn cho React trực tiếp.

Mặc dù giao diện người dùng là động, React coi việc render() đồng bộ theo props và state là quan trọng để làm cho quá trình gỡ lỗi từ dự đoán thành một quy trình chặt chẽ và có hạn. 

Configuration

React nhận thấy rằng việc sử dụng các tùy chọn cấu hình thời gian chạy toàn cầu có thể gặp phải nhiều vấn đề. Ví dụ, đôi khi React nhận được yêu cầu triển khai các hàm như React.configure(options) hoặc React.register(component). Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là khi các hàm này được gọi từ thư viện component của bên thứ ba. Nếu một ứng dụng React nhúng một ứng dụng React khác và cấu hình mong muốn của chúng không tương thích, sẽ có nguy cơ xảy ra xung đột và lỗi không dự đoán được. Làm sao để một component của bên thứ ba có thể chỉ định rằng nó yêu cầu một cấu hình cụ thể cũng là một vấn đề phức tạp.

Việc cung cấp cấu hình toàn cầu không phải là một giải pháp tốt cho môi trường React. Vì component là trung tâm của React và muốn giữ sự rõ ràng và tính độc lập của từng component. Ngoài ra, React không khuyến khích sử dụng cấu hình toàn cầu trong mã.

Thay vào đó, React cung cấp các tùy chọn cấu hình ở cấp độ xây dựng, ví dụ như bản dựng development và production riêng biệt. Điều này giúp chúng tôi quản lý và kiểm soát cách mà từng phiên bản ứng dụng React được cấu hình mà không ảnh hưởng đến các thành phần khác. React cũng có thể xem xét thêm các cấu hình bản dựng khác như bản dựng profiling trong tương lai nếu có nhu cầu.

Configuration

Optimized for Tooling

Một số API thường có tên dài dòng khi được sử dụng trong mã của React. Ví dụ, React sử dụng componentDidMount() thay vì didMount() hoặc onMount(). Mục đích của việc này là để làm cho các điểm tương tác với thư viện dễ nhận thấy.

Trong một codebase lớn tại Facebook, khả năng tìm kiếm và hiểu các API cụ thể là vô cùng quan trọng. React đánh giá cao việc sử dụng các tên dài dòng để đặc biệt là các tính năng nên được sử dụng một cách tiết kiệm. Ví dụ, dangerouslySetInnerHTML là một ví dụ điển hình, mà nó rất khó để bỏ qua trong quá trình review mã.

Việc tối ưu hóa cho việc tìm kiếm cũng rất quan trọng, vì React dựa vào codemods để thực hiện các thay đổi quy mô lớn. React muốn việc áp dụng các thay đổi này tự động trở nên dễ dàng và an toàn, và việc sử dụng các tên dài dòng duy nhất giúp chúng tôi đạt được mục tiêu này. Ngoài ra, các tên riêng biệt cũng giúp chúng tôi dễ dàng viết các quy tắc lint rules tùy chỉnh về cách sử dụng React mà không cần lo lắng về khả năng phạm lỗi.

JSX cũng đóng vai trò quan trọng tương tự trong mã của React. Mặc dù nó không bắt buộc khi sử dụng với React, nhưng nó được sử dụng rộng rãi trên Facebook vì lý do thẩm mỹ và thực tiễn.

Trong codebase của React, JSX cung cấp một gợi ý rõ ràng cho các công cụ xử lý React element tree. Điều này giúp React có thể tối ưu hóa thời gian xây dựng bằng cách nâng cấp các phần tử hằng số, sử dụng codemod để tái sử dụng thành phần nội bộ và áp dụng lint rules một cách an toàn, đồng thời cung cấp vị trí nguồn của JSX trong các cảnh báo.

Kết luận

Tóm lại, thiết kế Codebase hiệu quả là chìa khóa cho sự thành công của dự án phần mềm. Với những thông tin về Codebase là gì và các nguyên tắc thiết kế được trình bày trong bài viết này, bạn có thể xây dựng một Codebase dễ hiểu, dễ bảo trì, dễ mở rộng và linh hoạt, đảm bảo phát triển phần mềm một cách hiệu quả và lâu dài.

Virus Trojan

Trojan là gì? Hướng dẫn cách phòng chống virus Trojan hiệu quả

Internet là một kho tàng tri thức khổng lồ, chứa nguồn tài nguyên dữ liệu không giới hạn. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó thì không gian này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bảo mật. Trong đó, virus Trojan là một trong những mối nguy hại phổ biến khiến người dùng luôn phải dè chừng. Vậy Virus Trojan là gì? Làm sao để nhận biết loại virus này? Khám phá bài viết dưới đây của Trung tâm đào tạo Aptech để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích nhé.

Trojan là gì?

Mặc dù là một trong những loại virus nguy hiểm nhất trên Internet nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm Trojan gọi là gì. Đây thực chất là một phần mềm độc hại được cài đặt vào máy tính của người dùng dưới dạng các chương trình hữu ích. Sau đó, chúng sẽ âm thầm thực hiện các hành động phá hoại, gây ra những tổn thất lớn đến hệ thống và dữ liệu.

Trojan là gì?

Nguyên nhân xuất hiện Virus Trojan

Một số nguyên nhân chính khiến thiết bị của người dùng bị nhiễm virus Trojan:

  • Click vào những đường dẫn, tệp đính kèm trong email.
  • Do các lỗ hổng trên trình duyệt, ứng dụng hoặc các phần mềm trả lời tin nhắn.
  • Tải phần mềm từ các trang web lưu trữ tài nguyên hoặc từ các trang mạng có chứa nhiều mã độc.

Nguyên nhân xuất hiện Virus Trojan

Đặc điểm của Trojan

Nếu bạn đang tìm hiểu virus Trojan là gì thì nhất định không được bỏ qua một số đặc điểm cơ bản của chúng bên dưới đây:

  • Trojan thường ẩn mình dưới dạng các chương trình hợp pháp, ứng dụng hữu ích với người dùng.
  • Các tính năng hợp pháp của Trojan chỉ là bề mặt giả tạo nhằm che giấu những hành vi phá hoại của chúng.
  • Nhiều Trojan còn chứa các phần mềm gián điệp khiến thiết bị của người dùng mất quyền kiểm soát.
  • Phần mềm Trojan có thể xâm nhập vào hệ thống dữ liệu cá nhân và khai thác chúng mà không cần sự cho phép của người dùng.

Cách thức Virus Trojan tấn công hệ thống máy tính

Mã độc Trojan hoạt động dưới vô vàn hình thức khác nhau trên mạng Internet. Dưới đây là một số cách thức hoạt động phổ biến của phần mềm Trojan:

  • Remote Access Trojans: Cho phép kẻ tấn công xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát thiết bị của người dùng để thực hiện hành vi phá hoại, đánh cắp, lừa đảo.
  • Data – Sending Trojans: Gửi toàn bộ thông tin cá nhân về thiết bị máy chủ Trojan.
  • Destructive Trojans: Phá hủy hệ thống máy tính trong thời gian ngắn.
  • Denied-of-Service, DoS Attack Trojan: Tấn công hệ thống mạng.
  • Proxy Trojans: Biến máy tính của nạn nhân trở thành một proxy server.
  • Security Software Disable Trojan: Tắt mọi thiết bị bảo mật trên máy tính để chuẩn bị cho các cuộc tấn công.
  • HTTP Trojans, FTP Trojans: Biến mình thành thành HTTP hoặc FTP server để khai thác lỗi.

Cách thức Virus Trojan tấn công hệ thống máy tính

Các loại Virus Trojan

Tùy thuộc vào mục đích tấn công mà Trojan sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Nếu như bạn đang tìm hiểu virus Trojan là gì thì nhất định phải nắm vững quy tắc phân biệt bên dưới đây.

Virus Trojan backdoor

Với Virus Trojan backdoor, kẻ tấn công có quyền thực hiện mọi thao tác trên hệ thống máy tính của người dùng. Các hành vi cụ thể bao gồm đọc, xóa dữ liệu và chuyển tiếp các tài liệu bí mật bằng nghiệp vụ riêng. Đây là một trong những loại virus Trojan vô cùng nguy hiểm và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dùng.

Virus Trojan Rootkit

Virus Trojan Rootkit là một phần mềm chuyên che giấu các hoạt động phá hoại của những các mã độc, virus. Mục đích ra đời của công cụ này là để gia tăng tuổi thọ của các phần mềm độc hại trên hệ thống của người dùng.

Các loại Virus Trojan

Trình tải xuống Trojan

Đây là một virus đặc biệt có khả năng tự động tải xuống các phần mềm Trojan, ứng dụng quảng cáo trên thiết bị máy tính. Không chỉ vậy, nó còn hỗ trợ để các ứng dụng độc hại hoạt động mạnh mẽ, giúp kẻ tấn công nhanh chóng hoàn thành mục đích phá hoại của mình.

Trojan-banker

Trojan-banker là một phần mềm được trang bị tính năng đánh cắp thông tin mà người dùng đã sử dụng để truy cập vào các tài khoản ngân hàng trên hệ thống. Bao gồm số tài khoản, số CVV, thông tin thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,… Nếu bị tấn công bởi loại virus Trojan này thì bạn rất dễ gặp phải những rủi ro liên quan đến tài chính.

Cách nhận biết máy bị nhiễm Virus Trojan

Để xác định hệ thống máy tính của mình có bị tấn công bởi virus Trojan hay không thì bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện những phần mềm lạ hiển thị trên màn hình.
  • Ổ CD-ROM đóng mở liên tục.
  • Hình nền laptop tự động bị đổi.
  • Form chữ bị rối loạn, không tuân theo cài đặt.
  • Không hiển thị chuột trên màn hình khi sử dụng.
  • Tự động mở các cửa sổ chat.

Cách nhận biết máy bị nhiễm Virus Trojan

Cách chặn Virus Trojan

Với những bạn đang tìm hiểu về Trojan là gì thì những phương pháp phòng chống virus này luôn là thông tin được quan tâm hơn bao giờ hết. Thực tế, việc ngăn chặn Trojan tấn công hệ thống hoàn toàn không khó như nhiều người dùng vẫn nghĩ.

  • Sử dụng tường lửa hoặc các phần mềm antivirus để bảo vệ máy tính.
  • Thực hiện cập nhật phần mềm Windows Defender định kỳ, phòng tránh hacker lợi dụng các lỗ hổng để tấn công.
  • Tuyệt đối không thực hiện hoạt động truy cập vào những trang web lậu, web không an toàn.
  • Hạn chế mở các tệp tin lạ được gửi đến email.
  • Với những phần mềm không rõ nguồn gốc, nhà sản xuất không rõ ràng thì không nên cài đặt về máy.

Cách chặn Virus Trojan

Bài viết trên đây là tổng hợp tất tần tật thông tin về phần mềm Trojan mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng, sau khi tham khảo những kiến thức này, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm virus Trojan là gì. Đồng thời biết cách ngăn chặn chúng để đảm bảo có được trải nghiệm sử dụng máy tính an toàn nhất.

Clean Code

Hướng dẫn Clean Code trong lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Để giúp người dùng có thể tạo ra bộ code dễ đọc, dễ hiểu và dễ sửa đổi, Clean Code đã được ra đời. Vì vậy, việc viết code sạch đã trở thành xu hướng mà các lập trình viên hướng đến. Vậy Clean Code là gì và nó có những ưu điểm nào? Cùng Aptech tìm hiểu chi tiết về nguyên tắc này nhé qua bài viết sau nhé!

Clean Code là gì?

Clean Code trong tiếng Việt được hiểu là làm sạch code hay cụ thể là cách tư duy tối ưu code của lập trình viên nhằm tạo ra những ngôn ngữ lập trình dễ đọc nhất. Tư duy này tập trung vào việc phát triển những dòng code rõ ràng, súc tích và logic cao. Nhờ đó, người dùng có thể phát hiện lỗi nhanh chóng, kịp thời đưa ra phương án sửa code.

Hiện nay, Clean Code là nguyên tắc không thể thiếu trong quá trình thiết lập ngôn ngữ lập trình của IT. Bởi Clean Code không chỉ giúp nâng cao chất lượng code mà còn góp phần cải thiện hiệu quả làm việc, nâng cao năng suất.

Clean Code là gì?

Lợi ích của Clean Code

Tối ưu làm sạch code trong quá trình thực hiện dự án mang lại rất nhiều lợi ích cho lập trình viên, người quản lý.

Tăng năng suất

Việc tạo ra code dễ đọc và dễ hiểu sẽ giúp lập trình viên nhanh chóng hiểu rõ cấu trúc logic của ngôn ngữ lập trình. Từ đó sửa lỗi và cải tiến code một cách dễ dàng hơn, giảm thiểu thời gian debug và nâng cao năng suất làm việc.

Khả năng tái sử dụng cao

Khả năng tái sử dụng cao là một trong những ưu điểm vượt trội của việc Clean Code. Các ngôn ngữ lập trình được viết theo mô đun và có tình trừu tượng cao thường sẽ dễ tích hợp vào nhiều dự án khác nhau. Điều này sẽ giúp lập trình viên tiết kiệm rất nhiều chất xám, công sức và thời gian trong việc phát triển ngôn ngữ lập trình mới.

Lợi ích của Clean Code

Dễ dàng bảo trì, cắt giảm chi phí

Bảo trì, debug là một công việc hoàn toàn không dễ dàng bởi bản chất của mỗi dự án là khác nhau. Do đó, để đảm bảo quá trình chữa lỗi diễn ra nhanh chóng và không gây tốn kém thì ngay từ ban đầu, đội ngũ phải đảm bảo tạo ra một ngôn ngữ lập trình chất lượng, dễ đọc và dễ hiểu.

Tăng giá trị

Để đánh giá trình độ kỹ thuật của một lập trình viên, Clean Code là tiêu chí được cân nhắc đầu tiên. Nếu có thể tạo ra một bộ ngôn ngữ lập trình chất lượng, có khả năng mở rộng cao và đáp ứng các yêu cầu trong tương lai thì giá trị của bạn sẽ được tăng cao hơn rất nhiều.

Cách viết Clean Code

Việc tạo ra một ngôn ngữ lập trình sạch là điều không hề dễ dàng bởi nó đòi hỏi lập trình viên phải nắm vững kiến thức, kinh nghiệm và tư duy về code. Tuy nhiên, nếu bạn muốn code ra được bộ code sạch thì có thể bắt đầu với một số nguyên tắc sau:

  • Áp dụng quy ước chung: Thông thường trong một tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những quy ước cụ thể về quy trình viết code. Đối với những người đang tìm hiểu về Clean Code là gì thì nên tuân thủ quy ước này để tất cả mọi người có thể tiếp cận và hiểu ngôn ngữ lập trình của bạn.
  • KISS: Khi có lỗi xảy ra, hãy sử dụng các phương án đơn giản, dễ hiểu nhất để giải quyết vấn đề thay vì áp dụng những kỹ thuật cao siêu một cách cứng nhắc.
  • Sử dụng quy tắc hướng đạo sinh: Một số nguyên tắc trong việc viết code sạch đó chính là “Để lại bãi cắm trại sạch hơn so với lúc bạn tìm thấy nó”. Trong quá trình làm dự án, nếu phát hiện các đoạn code smell, bạn hãy thay thế nó bằng những đoạn Clean Code. Điều này sẽ giúp cho quá trình làm việc diễn ra mượt mà hơn, tránh những rủi ro có thể xuất hiện trong tương lai.
  • Khắc phục sự cố từ gốc rễ: Một khi gặp phải lỗi, IT cần tìm nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề để xử lý triệt để. Nếu không, bạn hoàn toàn có thể phá vỡ tính logic của cả hàm, class hay thậm chí là toàn bộ package.

Cách viết Clean Code

Kết luận

Clean Code là một phương pháp lập trình hiệu quả nhằm tạo ra những bộ code chất lượng cao, dễ bảo trì và mở rộng. Sử dụng giao thức này, lập trình viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc triển khai dự án, sửa lỗi. Hy vọng những kiến thức về ngôn ngữ lập trình mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu được Clean Code là gì và giúp ích cho công việc của bạn.

DNS là gì

DNS là gì? Tổng hợp tất tần tật thông tin về giao thức DNS

Ngày nay để có thể truy cập vào hệ thống mạng trực tuyến, người dùng cần phải sử dụng địa chỉ IP. Tuy nhiên, việc ghi nhớ các chuỗi số phức tạp của từng trang web là điều không thể. Do đó, DNS đã được ra đời để giải quyết những vấn đề này. Vậy DNS là gì? Vai trò DNS server là gì? Khám phá bài viết bên dưới của Aptech để có được câu trả lời chính xác nhé.

DNS là gì?

DNS là tên viết tắt của thuật ngữ Domain Name System, dịch ra tiếng Việt là hệ thống phân giải tên miền. Công cụ này có nhiệm vụ chuyển đổi domain (tên miền) do người dùng tạo ra thành các địa chỉ IP dễ nhớ, thân thiện với hệ thống máy chủ.

Nói cách khác, DNS hoạt động như một cuốn sổ danh bạ, giúp bạn tìm kiếm số điện thoại của người khác bằng cách nhập tên của họ. Hiện nay trên không gian mạng, DNS server đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc phân giải tên miền sang địa chỉ IP và cung cấp tên miền cho nhiều máy tính cùng một lúc.

DNS là gì?

Chức năng của DNS

DNS dùng để làm gì? Đây là một trong những vấn đề mà người sử dụng mạng Internet vô cùng quan tâm. Thực tế, DNS không chỉ hỗ trợ chuyển đổi tên miền mà còn sở hữu rất nhiều chức năng khác nhau, cụ thể như:

  • Lưu trữ tên miền và cung cấp thông tin cho chủ sở hữu, máy chủ,…
  • Giúp người dùng truy cập website, tài nguyên mạng một cách nhanh chóng, chính xác.
  • Đảm bảo email được gửi đến đúng địa chỉ của người nhận.

Chức năng của DNS

Các loại bản ghi DNS

Đối với những người đang tìm hiểu về DNS là gì thì nhất định không được bỏ qua kiến thức về các bản ghi Domain Name System. Hiện nay, có rất nhiều bản ghi và mỗi loại sẽ phục vụ cho những mục đích khác nhau, cụ thể:

  • CNAME Record: Cho phép người dùng tạo tên mới (alias) cho một tên miền khác.
  • A Record: Dạng bản ghi cơ bản, liên kết domain với địa chỉ IP IPv4.
  • MX Record: Được sử dụng để xác định máy chủ lưu trữ email cho tên miền.
  • AAAA Record: Liên kết domain với địa chỉ IP IPv6.
  • TXT Record: Sử dụng lưu thông tin dạng văn bản về tên miền, ví dụ như thông tin liên hệ, thông tin DKIM,…
  • SRV Record: Cung cấp thông tin về dịch vụ cụ thể trên tên miền, cụ thể như IMAP, POP3,…
  • NS Record: Chỉ định tên server cho từng domain phụ.

Các loại bản ghi DNS

Các loại DNS server

Hiện nay trên Internet, DNS server được phân thành 2 loại chính là Root Name Servers và Local Name Servers.

Root Name Servers

Với những người hiểu rõ về công cụ DNS là gì thì chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với Root Name Servers. Đây là máy chủ DNS lưu trữ mọi dữ liệu liên quan đến các máy chủ domain cấp dưới.

Nguyên lý hoạt động của Root Name Servers.

  • Root Name Servers thực hiện tìm kiếm các máy chủ domain lưu trữ cho các tên miền thuộc mức cao (authority => top-level-domain).
  • Các tên miền ở mức cao sẽ cung cấp thông tin về địa chỉ máy chủ authority cho các tên miền ở mức second-level-domain chứa domain muốn tìm ( top-level-domain => second-level-domain).

Quá trình này cứ lặp lại liên tục cho đến khi chỉ ra được máy chủ tên miền authority cho domain muốn tìm. Hiện nay có 13 Root Name Servers được phân tán trên khắp thế giới để duy trì tính ổn định và khả năng truy cập nhanh chóng của DNS.

Các loại DNS server

Local Name Servers

Khi người dùng truy cập vào một trang web bất kỳ, trình duyệt sẽ tự động sử dụng liên hệ với Local Name Servers nhằm tìm kiếm tên miền. Nếu không có thông tin, nó sẽ tiếp tục truy vấn Root Name Server để thực hiện mục tiêu của mình.

Sử dụng DNS như thế nào?

Nếu như sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng thì người dùng sẽ không cần phải cung cấp địa chỉ DNS vào kết nối mạng. Tuy nhiên, trong trường sử dụng máy chủ khác, bạn bắt buộc phải điền địa chỉ cụ thể. Dưới đây là hướng dẫn cách đổi DNS chi tiết cho các bạn tham khảo:

  • Bước 1: Khởi động máy tính, vào mục Start Menu => gõ “Control Panel”.
  • Bước 2: Tại cửa sổ Control Panel => click chọn “View network status and tasks”.
  • Bước 3: Tiến hành truy cập mạng Internet đang sử dụng.
  • Bước 4: Chọn “Properties” => chọn “Internet Protocol Version 4”.
  • Bước 5: Tại cửa sổ “Internet Protocol Version 4” bạn lựa chọn “Use the following DNS server addresses” để đổi DNS.

Sử dụng DNS như thế nào?

Lý do DNS dễ bị tấn công

Là một công cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối Internet nên DNS đã trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc bởi những lý do như:

  • Tính phức tạp, nhiều lỗ hổng: Hệ thống DNS bao gồm nhiều thành phần khác nhau và mạng lưới hoạt động phức tạp. Chính điều này đã tạo ra các lỗ lổng tiềm ẩn để tin tặc khai thác, phá hủy.
  • Thiếu bảo mật: Một số máy chủ DNS không được cập nhật với các bản Patch mới. Đây chính là lý do khiến giải thích tại sao DNS bị tấn công thường xuyên.
  • Phụ thuộc vào bên thứ ba: Hiện nay, người dùng thường có xu hướng sử dụng các máy chủ DNS do nhà mạng cung cấp. Do đó, khi ISP bị xâm nhập thì tin tặc hoàn toàn có thể tấn công thiết bị.
  • Con mồi hấp dẫn: Với khả năng kiểm soát lưu lượng truy cập Internet, DNS đã trở thành mục tiêu hấp dẫn để tin tặc thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn trên không gian mạng.

Lý do DNS dễ bị tấn công

Bài viết trên đây là giải thích chi tiết về thuật ngữ DNS là gì mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn sử dụng Internet hiệu quả và an toàn hơn. Đừng quên cập nhật phần mềm và sử dụng các biện pháp bảo mật để tránh khỏi các mối đe dọa tấn công từ tin tặc nhé.

Botnet là gì

Botnet là gì? Giải pháp phòng chống Botnet hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ số, an ninh mạng đã trở thành vấn đề cấp bách trong mọi tổ chức. Botnet – Một mạng lưới bao gồm các thiết bị nhiễm phần mềm độc hại được điều khiển từ xa đang nổi lên như một mối đe đọa đầy nguy hiểm. Bài viết bên dưới đây của Aptech sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về Botnet là gì cung như đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp phòng chống công cụ này hiệu quả.

Botnet là gì?

Botnet là tên ghép bởi hai thuật ngữ Bot và network, là một hệ thống các thiết bị máy tính nhiễm phần độc hại được điều khiển từ xa. Mạng lưới này bao gồm hàng nghìn, thậm chí hàng triệu con bot khác nhau. Mỗi bot sẽ là một công cụ để tấn công, phát tán mã độc, tạo nên sức mạnh phá hủy vô cùng lớn.

Botnet là gì?

Các hình thức tấn công Botnet

Đối với những người hiểu rõ về công cụ Botnet là gì thì chắc hẳn đều biết rằng Bot Herder có rất nhiều chiêu trò để tấn công vào hệ thống máy chủ. Dưới đây là một số hình thức phổ biến, gây ra hàng loạt thiệt hại nghiêm trọng cho các cá nhân, doanh nghiệp.

Tấn công DDoS

Các con bot tấn công ồ ạt vào một trang web, gây ra tình trạng quá tải và làm sập hệ thống nhằm mục đích gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, tống tiền,… Đây là một trong những hình thức gây rối vô cùng phổ biến trên hệ thống mạng, khiến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu vì không thể ngăn chặn triệt để.

Keylogging

Botnet sẽ ghi lại mọi thao tác bàn phím của người và sau đó đánh cắp thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số thẻ ngân hàng,…

Đánh cắp danh tính

Mạng lưới bot truy cập trực tiếp vào hệ thống máy chủ để đánh cắp thông tin khách hàng. Thông thường, những dữ liệu này sẽ được sử dụng phục vụ cho những hành vi phi pháp: lừa đảo, chiếm đoạt tài sản,…

Đánh cắp danh tính

Tấn công phát tán thư rác

Đây là một trong những phương thức tấn công vô cùng phổ biến. Botnet sẽ gửi hàng loạt email rác, quảng cáo đến thiết bị của người dùng. Nếu truy cập vào những địa chỉ này thì máy tính của bạn sẽ rất dễ bị dính mã độc. Với những ai đang tìm hiểu về Botnet là gì thì nhất định phải hết sức cảnh giác với những email không rõ nguồn gốc.

Lây lan Botnet

Để tăng sức ảnh hưởng, Bot Herder sẽ chủ động lây lan Botnet trên nhiều thiết bị cùng một lúc. Đây là phương thức tấn công diện rộng, gây ra thiệt hại vô cùng lớn.

Lợi dụng tính năng trả tiền cho mỗi lần nhấp

Lợi dụng việc trả tiền cho mỗi lần nhấp, Botnet sẽ tự động click vào các quảng cáo để kiểm tiền gian lận.

Phần mềm quảng cáo

Hiển thị hàng loạt quảng cáo rác trên thiết bị của người dùng để thu thập dữ liệu cá nhân và bán cho bên thứ 3.

Ảnh hưởng của Botnet đến doanh nghiệp

Nếu bạn đang tìm hiểu Botnet là gì thì bắt buộc phải nằm lòng các ảnh hưởng mà chúng gây ra. Đây là bước đầu tiên để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những mối nguy hại này.

Gián đoạn dịch vụ

Khi bị tấn công bởi hàng nghìn con bot, hệ thống sẽ phải chịu áp lực rất lớn từ số lượng lớn yêu cầu truy cập bất thường. Điều này dẫn đến tình trạng hệ thống bị quá tải, bị treo hoặc ngừng hoạt động. Khi đó, người dùng sẽ không thể truy cập vào các trang web, ứng dụng hoặc tài nguyên mạng của doanh nghiệp.

Tình trạng gián đoạn dịch vụ có thể kéo dài vài phút, vài giờ hoặc thậm chí nhiều ngày tùy vào mức độ tấn công của Botnet và khả năng bảo mật của hệ thống. Trong khoảng thời gian này, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị dừng lại, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín tổ chức, thất thoát doanh thu.

Mất quyền kiểm soát hệ thống

Một khi Botnet đã xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, quyền kiểm soát các máy tính và thiết bị sẽ thuộc về Bot Herder. Đây là một tình huống đáng báo động, nếu không được xử lý kịp thời thì tính riêng tư, an ninh và bảo mật của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến dữ liệu và danh tiếng của công ty.

Ảnh hưởng của Botnet đến doanh nghiệp

Rò rỉ dữ liệu

Một khi đã bị Botnet tấn công, tất cả thông tin liên quan đến dữ liệu khách hàng, thông tin dự án, hồ sơ tài chính và nhiều tài nguyên khác đều đứng trước nguy cơ bị đánh cắp. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề về hoạt động kinh doanh mà còn phải đối mặt với các tranh chấp về vấn đề pháp lý trong việc bảo mật dữ liệu khách hàng.

Thất thoát tài chính

Đây là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng mà Botnet gây ra với doanh nghiệp. Các tổ chức phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để để ứng phó, xử lý và khôi phục lại hệ thống. Ngoài ra trong những trường hợp trang web ngừng hoạt động, doanh nghiệp sẽ đánh mất không ít cơ hội kinh doanh, khiến hiệu suất bị tụt giảm, gây thất thoát doanh thu.

Cách phòng chống Botnet

Có thể thấy, những thiệt hại mà Botnet DDOS tạo ra là vô cùng lớn, đầy nhiều doanh nghiệp vào trạng thái khủng hoảng. Tuy nhiên, không phải là không có cách để phòng chống các phần mềm độc hại này. Dưới đây là một số giải pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn sự tấn công của Bot Herder một cách triệt để. Với những ai đang tìm hiểu về Botnet là gì thì nhất định phải ghi nhớ những kiến thức này.

  • Sử dụng tường lửa: Tường lửa đóng vai trò như một rào chắn để bảo vệ hệ thống khỏi các hành vi truy cập trái phép từ Botnet. Cài đặt và cấu hình của tường lửa sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả mã độc mà các con bot gửi đến máy chủ.
  • Trang bị hệ thống phát hiện xâm nhập: IDS/IPS có khả năng giám sát lưu lượng mạng và pháp hiện kịp thời các hoạt động tấn công từ Botnet. Khi nhận thấy dấu hiệu truy cập trái phép, IDS/IPS sẽ cảnh báo hoặc tự động ngăn chặn.
  • Sử dụng WAAP: WAAP là giải pháp bảo mật tập trung vào việc bảo vệ web và API khỏi các cuộc tấn công mạng. Công cụ này có thể lọc lưu lượng truy cập, chặn các bot độc hại và bảo vệ hệ thống khỏi các lỗ hổng bảo mật.
  • Dùng máy chủ CDN: CDN hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phân phối thông tin đến người dùng từ nhiều máy chủ khác nhau trên toàn thế giới, nhờ đó mà có thể làm giảm nguy cơ tấn công DDoS.

Cách phòng chống Botnet

Hiểu rõ Botnet là gì và hình thức tấn công của chúng là cách để doanh nghiệp có thể phòng chống hiệu quả. Hy vọng những giải pháp ngăn chặn Botnet mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức về an ninh mạng. Từ đó có thể bảo vệ bản thân, doanh nghiệp khỏi các mối nguy hại tiềm ẩn.

JDBC

JDBC là gì?Tổng hợp tất tần tật thông tin về API JDBC

Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin, dữ liệu giữ một vai trò then chốt trong việc vận hành, hoạt động và phát triển của mọi lĩnh vực. Để có thể khai thác và quản lý kho dữ liệu hiệu quả, các ngôn ngữ lập trình hiện đại như JAVA cần được trang bị khả năng tương tác linh hoạt với hệ quản trị cơ sở dữ liệu và JDBC chính là cầu nối hoàn hảo. Vậy JDBC là gì? Cùng Aptech đi tìm hiểu chi tiết về API toàn diện này nhé!

JDBC là gì?

JDBC – tên viết tắt của Java Database Connectivity là một API chuẩn được phát triển bởi Sun Microsystems. Nó được xem là chiếc chìa khóa để các chương trình JAVA kết nối, thao tác và truy xuất dữ liệu từ các RDBMS phổ biến như PostgreSQL, SQL Server,…

Nhờ sự hỗ trợ của JDBC, lập trình viên Java có thể xây dựng các ứng dụng tương tác với cơ sở dữ liệu linh hoạt và hiệu quả hơn mà không cần phục thuộc vào các trình điều khiển cụ thể. Để có thể hiểu rõ hơn về JDBC là gì, chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục khám phá bài viết dưới đây nhé.

JDBC là gì?

Vì sao nên sử dụng JDBC?

Lý do mà lập trình viên nên sử dụng JDBC là gì? Thực tế, JDBC Java Database Connectivity mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích to lớn:

  • Cho phép kết nối linh hoạt: JDBC cho phép kết nối với hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, giúp lập trình viên có thể lựa chọn DBMS cho dự án một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính phù hợp cao.
  • Thao tác linh hoạt: Java Database Connectivity cung cấp đầy đủ các phương thức để người dùng thực hiện các thao tác Create – Read – Update – Delete. Đồng thời nó cũng hỗ trợ lập trình viên thao tác các truy cập phức tạp với SQL.
  • Tính hiệu quả cao: JDBC được tối ưu hóa nhằm mang đến hiệu suất truy cập dữ liệu một cách ổn định và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu xử lý lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn.
  • Tính di động: JDBC được giới thiệu là một API chuẩn, hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ hệ điều hành hay nền tảng phần cứng nào. Nhờ đó mà JAVA có thể hoạt động trên nhiều môi trường khác nhau mà không lo bị cản trở.

Vì sao nên sử dụng JDBC?

Cấu trúc của JDBC

Với những lập trình viên đang tìm hiểu về JDBC là gì thì bắt buộc phải nằm lòng cấu trúc của nó. Theo nhà phát hành, kiến trúc của Java Database Connectivity gồm có:

  • JDBC API: Cho phép lập trình viên sử dụng JAVA để thực hiện các câu lệnh SPL và sau đó truy cập kết quả.
  • DriverManager: Giữ một vai trò quan trọng trong cơ sở cấu trúc của JDBC. Nó được trang bị một số trình điều khiển đặc biệt dành riêng cho hệ dữ liệu để kết nối các dự án với database.
  • JDBC Driver: Đây là ngôn ngữ giao tiếp với nguồn dữ liệu. Thông thường sẽ có 4 loại JDBC drivers bao gồm JDBC – ODBC Bridge Driver, Native Drive, Network Protocol Driver, Thin driver.

Cấu trúc của JDBC

Những thành phần không thể thiếu trong JDBC

Để JAVA có thể kết nối, thao tác và truy xuất dữ liệu từ các RDBMS thì JDBC không thể thiếu những thành phần sau:

  • DriverManager: Là một lớp học được sử dụng để quản lý các Driver.
  • Driver: Là interface có trách nhiệm trong việc giải quyết, xử lý các hoạt động giao tiếp giữa ứng dụng doanh nghiệp và database.
  • Connection: Là interface chuyên cung cấp các phương thức để lập trình viên thao tác với database.
  • Statement: Là interface được sử dụng nhằm thực thi nhanh chóng các câu lệnh SQL lên database.
  • ResultSet: Là bảng kết quả được trả về từ cơ sở dữ liệu khi sử dụng các lệnh SQL.
  • SQLException: Thành phần này chuyên xử lý các ngoại lệ phát sinh xảy ra trong database.

Những thành phần không thể thiếu trong JDBC

Hướng dẫn chi tiết các bước kết nối database với Java

Để kết nối database với JDBC SQL server nhanh chóng, lập trình viên cần phải thực hiện theo trình tự các bước:

  • Load Driver: Nếu class chưa có sẵn trong JAVA thì người dùng sẽ sử dụng phương thức “Class.forName(“driverName”);”. Trong trường hợp class có sẵn, lập trình sẽ áp dụng phương thức “DriverManager.registerDriver(new DriverName());”.
  • Tạo kết nối: Sau khi đã load Driver, tiếp tục tạo connection với câu lệnh “DriverManager.getConnection(connectionURL);”.
  • Tạo câu lệnh truy vấn SQL: Sau khi một kết nối giữa JAVA và database đã được thiết lập, người dùng đã có thể tương tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu. Sử dụng các interface CallableStatement, JDBCStatement và PreparedStatement nhằm xác định  cách thức thực hiện câu lệnh SQL để nhận cơ sở dữ liệu.
  • Thực thi câu lệnh truy vấn SQL: Tùy theo yêu cầu xử lý dữ liệu, lập trình viên sẽ áp dụng các lệnh truy vấn SQL nhằm tìm ra kết quả.
  • Đóng kết nối: Sau khi đã thực hiện các câu lệnh truy cập SQL, người dùng sẽ sử dụng phương thức close() để đóng kết nối và giải phóng dữ liệu.

Hướng dẫn chi tiết các bước kết nối database với Java

Trên đây là thông tin giới thiệu chi tiết về thuật ngữ JDBC là gì dành cho người dùng tham khảo. Có thể thấy, đây là một công cụ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối JAVA với thế giới dữ liệu quan hệ. Vì vậy, hiểu rõ cấu trúc và cách sử dụng JDBC sẽ giúp lập trình viên có thể phát triển các ứng dụng JAVA một cách chuyên nghiệp.

Dataset là gì

Dataset là gì? Sức mạnh của Data Set trong Data Science

Trong kỷ nguyên số hóa, nguồn dữ liệu đóng vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực từ kinh doanh, khoa học, đến công nghệ. Tuy nhiên, để khai thác được tiềm năng của dữ liệu, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm “dataset là gì” và cách tiếp cận những nguồn dataset chất lượng. Bài viết này của Aptech sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về dataset, tầm quan trọng của chúng và gợi ý những nguồn dataset tốt nhất hiện nay để bạn có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng trong các dự án của mình.

Dataset là gì?

Dataset hay còn gọi là tập dữ liệu, là một tập hợp các thông tin có cấu trúc, tương tự như nội dung trong một bảng cơ sở dữ liệu hoặc một ma trận dữ liệu thống kê. Mỗi cột trong bảng thể hiện một biến cụ thể, trong khi mỗi hàng sẽ đại diện cho một đối tượng cụ thể trong tập dữ liệu được đề cập.

Trong lĩnh vực máy học (machine learning), việc sử dụng tập thông tin dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Đây là bộ dữ liệu thực tế được sử dụng để đào tạo mô hình, giúp mô hình thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động khác nhau. Ngoài ra, dataset còn đóng vai trò then chốt trong nghiên cứu và phát triển các phần mềm cơ sở dữ liệu đa nền tảng.

Sau khi bạn đã hiểu được dataset là gì, thì tiếp theo hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tầm quan trọng của dataset trong máy học để giúp bạn có thể dễ dàng áp dụng vào dự án của mình nhé!

Dataset là gì?

Vì sao cần dataset trong học máy?

Học máy dựa trên dữ liệu để hoạt động hiệu quả, nếu thiếu dữ liệu cụ thể, thì trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ không thể học hỏi và cải thiện. Đây là yếu tố then chốt để các thuật toán có thể được huấn luyện một cách dễ dàng. Cho dù có đội ngũ chuyên gia giỏi và tập dữ liệu lớn, nhưng nếu dữ liệu không đủ chất lượng, thì dự án AI vẫn có thể thất bại.

Trong quá trình phát triển AI, dữ liệu đóng vai trò trung tâm. Từ giai đoạn nghiên cứu và đào tạo, đến việc điều chỉnh và kiểm tra mô hình, người dùng cần sử dụng ba bộ dữ liệu khác nhau: bộ huấn luyện (training set), bộ thử nghiệm (testing set) và bộ xác thực (validation set). Bộ xác thực giúp lựa chọn và tối ưu hóa mô hình máy học cuối cùng. Ngoài ra, trong bất kỳ dự án AI nào, việc tìm kiếm, phân loại và gắn nhãn dữ liệu mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là khi tìm kiếm dữ liệu chất lượng và chính xác để phản ánh rõ nhất tầm nhìn thực tế về thị trường và thế giới.

Vì sao cần dataset trong học máy?

Các loại dataset được sử dụng trong học máy hiện nay

Trong học máy, việc sử dụng các loại dataset khác nhau đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo và đánh giá mô hình. Mỗi loại dataset phục vụ một mục đích cụ thể, đảm bảo mô hình học máy có thể học hỏi, điều chỉnh, và đánh giá một cách chính xác. Dưới đây là ba loại dataset chính thường được sử dụng nhất.

Training set

Training set là tập dữ liệu được dùng để huấn luyện các thuật toán học máy, giúp chúng học cách áp dụng các khái niệm và tạo ra kết quả mục tiêu. Training set bao gồm toàn bộ dữ liệu đầu vào và các kết quả dự kiến, chiếm khoảng 60% tổng số dữ liệu. Trong quá trình chạy dữ liệu, mô hình sẽ điều chỉnh các trọng số của nó thông qua một quy trình gọi là điều chỉnh trọng lượng để phù hợp với các thông số dữ liệu.

Training set

Validation set

Validation set được sử dụng để đánh giá và kiểm tra mô hình trong quá trình đào tạo. Thông qua việc tính toán tỷ lệ lỗi dựa trên validation set, người dùng có thể đánh giá độ chính xác của mô hình. Đây là một phần quan trọng của quy trình đào tạo, giúp mô hình điều chỉnh các tham số dựa trên kết quả đánh giá. Ngoài ra, validation set thường chiếm khoảng 20% tổng số dữ liệu.

Testing set

Testing set được dùng để đánh giá chất lượng của mô hình sau khi hoàn thành quá trình huấn luyện. Testing set chiếm khoảng 20% tổng số dữ liệu và không được sử dụng trong giai đoạn huấn luyện để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá. Hơn thế nữa, testing set đảm bảo rằng các đầu vào và kết quả đầu ra được xác minh chính xác. Điều đó sẽ giúp người dùng đánh giá xem mô hình hoạt động tốt như thế nào với các dữ liệu mới mà nó chưa từng gặp phải trong quá trình huấn luyện.

Các nguồn dataset

Dưới đây là những nguồn dataset cung cấp tài nguyên quý báu cho việc phát triển và nghiên cứu trong lĩnh vực máy học, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả.

Registry of Open Data on AWS

Registry of Open Data on AWS cho phép người dùng chia sẻ và tìm kiếm dataset cần thiết. Ngoài ra, công cụ này còn hỗ trợ nghiên cứu và phân tích dữ liệu hiệu quả, giúp người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng các dataset mở.

Các nguồn dataset

Google Dataset Search

Google Dataset Search là công cụ tìm kiếm dataset trực tuyến miễn phí. Người dùng có thể tìm thấy các dataset từ các tổ chức quốc tế như Đại học Harvard, Tổ chức Y tế Thế giới,…

Microsoft Datasets

Microsoft Datasets cung cấp kho lưu trữ dữ liệu mở với nhiều lĩnh vực khác nhau như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, công nghệ thị giác máy tính và khoa học đời sống. Ngoài ra, Azure Open Datasets của Microsoft thường xuyên cập nhật dữ liệu mới, bao gồm dữ liệu của cơ quan Chính phủ Mỹ và các dữ liệu trực tuyến khác.

Microsoft Datasets

Kaggle

Kaggle là một nền tảng học máy cộng đồng nổi tiếng, cung cấp một trong những thư viện dataset trực tuyến lớn nhất thế giới. Kaggle không chỉ có nhiều tài liệu hướng dẫn mà còn có hàng trăm vấn đề cụ thể về học máy trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng dữ liệu có thể khác nhau. Hơn thế nữa, tất cả dữ liệu trên Kaggle đều miễn phí và người dùng có thể tải lên tập dữ liệu của riêng mình.

Papers With Code

Papers With Code là một nguồn tài nguyên quý giá, cung cấp các nghiên cứu mới nhất về học máy kèm theo mã code triển khai. Trang web này cho phép người dùng so sánh các bài báo trên arXiv với mã code trên GitHub, giúp đánh giá và hiểu rõ hơn về nội dung từ nhiều góc độ.

Papers With Code

UCI Machine Learning Repository

UCI Machine Learning Repository là một trong những kho lưu trữ dataset lâu đời nhất và là nguồn thông tin hữu ích cho những ai tìm kiếm dataset chất lượng. Ngoài ra, dữ liệu tại đây được đóng góp bởi một cộng đồng người dùng với chất lượng tốt và dễ dàng tải xuống mà không cần đăng ký.

Reddit Datasets

Subreddit Datasets cho phép tất cả người dùng xuất bản dataset mã nguồn mở của mình. Ngoài ra, người dùng còn có thể truy cập và tìm kiếm các dataset cần thiết cho nghiên cứu hoặc dự án của mình.

Reddit Datasets

CMU Libraries

Thư viện Đại học Carnegie Mellon sở hữu một bộ sưu tập dữ liệu công khai hỗ trợ người dùng trong công việc nghiên cứu. Ngoài ra, người dùng có thể tìm kiếm đa dạng thông tin về văn hóa, âm nhạc và lịch sử Hoa Kỳ,… mà những trang web khác không cung cấp.

YouTube Dataset

YouTube Dataset bao gồm hơn 7 triệu video được gắn nhãn theo 4716 lớp bởi hệ thống chú thích. Tập dữ liệu này được chia thành ba phần: tập huấn luyện, tập xác nhận và tập kiểm tra, bao phủ 24 chủ đề từ giải trí, nghệ thuật đến thể thao, nấu ăn,…

Kết luận

Tóm lại, dataset chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tri thức trong kỷ nguyên số và là nền tảng cho sự phát triển bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Hiểu rõ dataset là gì và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này sẽ giúp bạn tạo ra những đột phá mới trong dự án về máy học. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp ở trên sẽ hữu ích cho các nghiên cứu của bạn.